Please use this identifier to cite or link to this item: https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/2835
Title: CÁC CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI VÔ TÍNH THỰC VẬT
Authors: Dương, Tấn, Nhựt
Nguyễn, Thụy Minh Hạnh
Nguyễn, Bá Nam 
Nguyễn, Văn Bình
Vũ, Quốc Luận
Keywords: Endochitinase, lipochitooligosaccharide, phôi vô tính, phôi hữu tính, protein arabinogalactan
Issue Date: 2008
Journal: Tạp chí Công nghệ Sinh học
Volume: 6(4)
Pages: 397-414
Abstract: 
này tương tự như phôi hữu tính về mặt hình thái. Chúng có cấu trúc lưỡng cực và chứa đầy đủ các bộ
phận của một phôi, bao gồm mầm chóp rễ và chồi đỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển của phôi hữu tính và
phôi vô tính lại theo hai con đường khác nhau. Trong suốt quá trình tiến hóa, nhiều loài thực vật đã tiến
hóa theo các phương thức khác nhau trong đó có phát sinh phôi vô tính, để vượt qua được các trở ngại về
điều kiện môi trường và yếu tố gen ngăn cản quá trình thụ tinh. Ví dụ, phát sinh phôi vô tính từ bầu nhụy
ở loài Paeonia để vượt qua các giới hạn của điều kiện tự nhiên. Kể từ những nghiên cứu đầu tiên trong
tạo phôi vô tính từ tế bào sinh dưỡng của cây Daucus carota, người ta nhận ra nhiều tiềm năng phát sinh
phôi vô tính ở các loài thực vật khác. Liên tục có nhiều báo cáo về phát sinh phôi ở các loài mới cũng
như cải tiến phương pháp nghiên cứu phát sinh phôi. Sự phát sinh phôi có thể áp dụng trên nhiều loài
thực vật khác nhau nếu có được nguồn mẫu, môi trường và điều kiện nuôi cấy thích hợp. Trong bài tổng
quan này, chúng tôi sẽ nhấn mạnh những khía cạnh quan trọng của sự phát sinh phôi vô tính. Chúng tôi
không đưa chi tiết trên từng loài thực vật bởi lĩnh vực nghiên cứu này đang phát triển rất nhanh. Những
thông tin cập nhật nhất đều có thể tìm thấy dễ dàng trên các trang điện tử. Phôi vô tính được sử dụng làm
kiểu mẫu trong các nghiên cứu phôi học. Tuy nhiên, quan trọng nhất là ứng dụng thực tiễn của chúng
trong nhân giống thực vật với số lượng lớn. Trong vài trường hợp nhân nhanh giống, phôi vô tính tỏ ra
hiệu quả nhờ khả năng tăng sinh khối trong hệ thống bioreactor. Hơn nữa, phôi vô tính hoặc nguồn mẫu
có khả năng phát sinh phôi có thể được trữ lạnh trong hầu hết các trường hợp, từ đó có thể thiết lập ngân
hàng gen. Nuôi cấy phôi cũng chính là mục tiêu hấp dẫn để thực hiện các kỹ thuật di truyền. Trong hơn
10 năm qua, Phân Viện Sinh học Đà Lạt, nay là Viện Sinh học Tây Nguyên đã có những kết quả bước
đầu trong nghiên cứu phôi vô tính thực vật trên một số đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế như các loại
hoa (Hồng môn, Lily, Cát tường, Cẩm chướng, African violet, Gloxinia, Hồ điệp, Địa lan…), cây dâu
tây, cây khoai tây, cây hông, cây chè, cây sâm Ngọc Linh…thuộc các chương trình Công nghệ sinh học
nhà nước, đề tài cấp Bộ Khoa học và Công nghệ, cấp Sở Khoa học và Công nghệ…. Những kết quả thu
được cho thấy, tiềm năng của phôi vô tính thực vật không những chỉ phục vụ công tác nhân giống (tạo ra
cây giống đồng nhất, chất lượng cao với số lượng lớn so với các phương pháp nhân giống vô tính khác
thông qua nuôi cấy chồi ngủ, chồi bất định, nuôi cấy cơ quan, mô và tế bào thực vật…), mà còn là công
cụ cho những nghiên cứu cơ bản và hữu hiệu về di truyền học, sinh học phân tử và chuyển gen thực vật.
URI: https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/2835
Type: Bài báo đăng trên tạp chí trong nước (có ISSN), bao gồm book chapter
Appears in Collections:Tạp chí (Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu)

Files in This Item:
File Description SizeFormat Existing users please Login
CÁC CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI VÔ TÍNH THỰC VẬT.pdf831.28 kBAdobe PDF
Show full item record


CORE Recommender

Page view(s)

138
Last Week
4
Last month
checked on Apr 20, 2025

Download(s)

2,305
checked on Apr 20, 2025

Google ScholarTM

Check




Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.